1. Khái nhiệm.
Bệnh tả là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng gây đại dịch do vi khuẩn Vibrio Cholerae gây ra. Bệnh gây nôn và tiêu chảy ồ ạt dẫn đến mất nước và điện giải nhanh và nặng, có thể gây tử vong nếu không được bù dịch đầy đủ và kịp thời.
2. Dịch tễ học
- Nguồn bệnh : là người bệnh, người lành mang trùng.
- Đường Lây: Bệnh lây qua đường tiêu hóa.
- Bệnh tả thường gây dịch vào mùa hè, nóng ẩm, gặp ở mọi lứa tuổi.
- Dịch dễ xảy ra tại những vùng dân cư đông đúc, điều kiện vệ sinh kém, môi trường sống bị ô nhiễm.
3. Cơ chế gây bệnh.
- Phẩy khuẩn tả qua miệng xuống dạ dày và ruột non. Tại ruột non vi khuẩn sinh sản, phát triển và tiết ra độc tố, kích thích niêm mạc ruột, làm cho niêm mạc ruột non tăng bài tiết nước và điện giải mạnh gấp nhiều lần so với bình thường, kéo nước ở khắp cơ thể về lòng ruột, làm bệnh nhân đi ngoài và nôn ra toàn nước.
- Hậu quả: Bệnh nhân mất nước và rối loạn điện giải nặng, có thể tử vong.
4. Lâm sàng.
- Tiêu chảy:
+ Bệnh nhân đi ngoài nhiều lần trong ngày. Phân toàn nước màu trắng đục như nước vo gạo hoặc trắng xanh, không máu mũi, trong phân có những hạt lổn nhổn màu trắng xám. Số lượng nước phân có thể mất tới 10 lít/ ngày.
+ Không đau quặn, không mót rặn, chỉ sôi bụng trước khi đi ngoài.
- Nôn: nôn nhiều, lúc đầu nôn ra thức ăn, sau nôn toàn nước màu vàng.
- Không sốt, nhiệt độ có thể hạ thấp hơn bình thường.
- Mất nước và điện giải:
+ Bệnh nhân mệt nhiều, khát nước, môi khô se, mắt trũng, da khô nhăn nheo, mạch nhanh nhỏ, huyết áp thấp hoặc tụt, tiểu tiện ít. Trường hợp mất nước nặng bệnh nhân lờ đờ, mạch nhỏ khó bắt, huyết áp kẹt hoặc không đo được, da lạnh, tím, thở nhanh, vô niệu.
+ Có thể có biểu hiện co cơ, chuột rút, bụng chướng, laonj nhịp tim do rối loạn điện giải.
- Phân loại mất nước: độ I , độ II, độ III.
5. Xét nghiệm.
- Công thức máu: số lượng bạch cầu tăng, BC đa nhân tăng, Hồng cầu tăng, Hematocrit tăng do cô đặc máu.
- Điện giải đồ bị rồi loạn.
- Xét nghiệm đặc hiệu: Soi, cấy phân phẩy khuẩn tả(+).
6. Điều trị.
6.1. Nguyên tắc điều trị.
Home
»
Bệnh tả
»
bệnh truyền nhiễm
»
chăm sóc bệnh nhân tả
»
Chuyên Khoa
»
Điều Dưỡng
» Bệnh tả và chăm sóc bệnh nhân bị bệnh tả
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment Blogger Facebook