1. Khái niệm.
Sởi là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, gây dịch, do virus gây ra. Bệnh thường gặp ở trẻ em, với đặc điểm lâm sàng là viêm long hệ thống niêm mạc và phát ban đặc hiệu ở ngoài da.

2. Dịch tễ.
2.1. Mầm bệnh
Virus sởi thuộc họ Paramyxovirus. Sau khi ra khỏi cơ thể, chúng có thể sống trong các giọt không khí ẩm tới 34 giờ nhưng chóng chết ở nhiệt độ cao( 56 độ C/30 phút), điều kiện hanh khô và tia cực tím.

2.2. Nguồn lây : Là trẻ bị bệnh, có thể lây từ cuối thời kỳ ủ bệnh cho đến ngày thứ năm sau khi phát ban.
2.3. Đường lây: Theo đường hô hấp. Virus sởi theo các giọt chất nhầy mũi họng từ người bệnh sang người lành khi ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
2.4. Tuổi cảm thụ: 2-7 tuổi, sau mắc bệnh có miễn dịch bền vững.

2.5. Tính chất dịch : Bệnh dễ phát thành dịch, có thể gặp mọi nơi, quanh năm, nhưng thường gây dịch về mùa đông xuân.

3. Lâm sàng:
3.1 Thời kỳ ủ bệnh: 12-14 ngày.
3.2 Thời kỳ khởi phát: (Viêm long) 3-5 ngày.
- Dấu hiệu nhiễm trùng: Sốt cao 39-40 độ C, đau đầu, mệt mỏi, trẻ quấy khóc, có thể co giật do sốt cao.
- Viêm long hệ thống niêm mạc: Là dấu hiệu hầu như không bao giờ thiếu trong bệnh sởi.
+ Mắt: Kết mạc đỏ, chảy nước mắt, mắt có nhiều gỉ, sưng phù kết mạc và mi mắt.
+ Họng: đau họng, ho khan, niêm mạc họng đỏ rực, 2 Amidal có thể sưng to và đỏ.
+ Thanh, khí , phế quản: Ho có thể có đờm, khàn tiếng, có thể có khó thở do phù nề thanh quản.
+ Tiêu hóa: Nôn, đi ngoài phân lỏng(nhẹ).

- Dấu Koplick: Là những chấm trắng nhỏ kích thước khoảng 1mm, nổi gơn trên nền niêm mạc má xung huyết.

3.3. Thời kỳ toàn phát ( phát ban )
- Trước khi mọc ban thường sốt cao hơn, có thể có co giật, viêm long dữ dội hơn.
- Tính chát mọc ban: Màu đỏ hồng hoặc màu đỏ tía, hình tròn hoặc bầu dục. Kích thước 2-3 mm. Sờ có cảm giác mềm mịn, không nổi trên da, ấn kín mất, không ngứa. Mọc rải rác hoặc tập trung thành đám, màu da xung quanh ban bình thường. Khi ban bay để lại vết thêm trên da, sau 1 tuần mới hết ( vằn da hổ).
- Khi ban mọc, triệu chứng sốt và viêm long giảm dần, ban bay hết thì bệnh nhân hết sốt.

3.4. Thời kỳ hồi phục: Bệnh nhân ăn uống khá dần lên, hồi phục sau 1-2 tuần.

4. Xét nghiệm.
- Công thức máu: Bạch cầu bình thường hoặc giảm nhẹ, bạch cầu lympho tăng nhẹ, hồng cầu bình thường.
- Phân lập Virus sởi từ dịch mũi họng hoặc từ máu ở vài ngày đầu của bệnh.
- Phản ứng huyết thanh.

5. Biến chứng.
- Bội nhiễm đường hô hấp, tai mũi họng: Viêm phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản, viêm tai, viêm xoang...
- Viêm não tủy: hiếm gặp nhưng là biến chứng trầm trọng vì có thể tử vong hoặc để lại di chứng về tâm thần kinh.
- Một sô biến chứng khác:
+ Viêm loét niêm mạc miệng (cam tẩu mã).
+ Viêm ruột kéo dài: Gây tiêu chảy liên tục.
+ Viêm kết mạc, loét giác mạc do bội nhiễm hoặc do thiếu vitamin A.
+ Suy dinh dưỡng do ăn uống kiêng khem.

6. Chẩn đoán.
6.1. Chẩn đoán xác định.
- Lâm sàng: Dấu hiệu nhiễm trùng, viêm long hệ thống niêm mạc, dấu Koplick, tính chất và đặc điểm của ban sởi.
- Xét nghiệm công thức máu, phân lập virus sởi, phản ứng huyết thanh.
- Dịch tễ : Trẻ em 2-7 tuổi, mùa đông xuân, trẻ chưa được tiêm phòng, xung quanh có dịch.

6.2. Chẩn đoán phân biệt.
- Bệnh cúm: viêm họng, viêm phế quản do vi khuẩn.
- Phát ban mùa xuân, Rubella; phát ban do virus khác; dị ứng.

7. Điều trị và phòng bệnh.
7.1. Điều trị.

Post a Comment Blogger

 
Top