Người ta thường gọi những em bé được trời phú cho nhiều tài năng, nổi trội xuất chúng là thần đồng. Một trong những thần đồng nổi tiếng nhất của thế kỷ này là nghệ sĩ vĩ cầm Myä Yahu Meinew. Meinew sinh năm 1916, 5 tuổi đã bắt đầu chơi violon, 7 tuổi tham gia diễn xuất với dàn nhạc Giao hưởng New York. Kỹ thuật biểu diễn nhuần nhuyễn, tươi trẻ, nhiệt tình và sức hiểu tác phẩm sâu sắc của em khiến cho người ta vô cùng mến phục.
Đại thi hào Trung Quốc là Bạch Cư Dị (đời Đường) mới nửa tuổi đã biết đọc. Nhà toán học Gause người Đức chưa đến 10 tuổi mà năng lực tính toán đã ngang với giáo sư đại học.
Vậy thì thần đồng và các em bé bình thường khác nhau ở chỗ nào? Trước hết, hệ thống thần kinh, đặc biệt là bộ não, của các em bé thần đồng thành thục sớm hơn rất nhiều so với các em bình thường, khiến trí lực phát triển rất nhanh. Ngoài ra, những em bé thần đồng còn nhận được sự giáo dục tốt đẹp từ rất sớm.
Nếu không để cho trẻ tích cực dùng não sớm, não sẽ không thể phát triển hoàn hảo, trí lực cũng không thể được khai thác kịp thời. Gorki từng nói: "Tài năng thiên phú của con người giống như hoa lửa, nó có thể bị dập tắt, cũng có thể bùng lên, vấn đề là ở chỗ nó được đối xử như thế nào.
Thực tiễn chứng tỏ, giáo dục sớm là một khâu vô cùng quan trọng khiến cho hoa lửa trời phú có thể thăng hoa ngùn ngụt".
Nhưng cũng cần hiểu rằng, việc giáo dục sớm chưa phải đã quyết định được cả cuộc đời người. Một thần đồng nếu không có sự nỗ lực và phấn đấu liên tục về sau cũng chỉ là một đốm lửa nhất thời, cuối cùng vẫn không làm nên trò trống gì.
Các tài liệu nghiên cứu cho thấy, phần lớn số thần đồng khi trưởng thành đều không duy trì được vị trí dẫn đầu của trí lực như hồi còn nhỏ. Ví dụ, trong số 70 thần đồng của 2 thế kỷ gần đây, chỉ 8 người về sau trở thành thiên tài.
Có thống kê cho thấy, trong mấy trăm danh nhân có thành tích xuất sắc, chỉ 5% là thần đồng. Số còn lại có trí lực ban đầu rất bình thường, họ phải phấn đấu liên tục mới giành được những thành tích nổi bật. Nhà bác học Newton là một trong những người như thế
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment Blogger Facebook