Trên mặt da của ta có nhiều điểm đau, điểm nóng, nhưng không có điểm ngứa. Tuy nhiên, người ta vẫn thường cảm thấy ngứa.

Thực ra, ta không chỉ cảm thấy ngứa mà có lúc còn bị "ngứa" làm cho khốn khổ, thậm chí đứng ngồi không yên. Muỗi, rận, rệp cắn gây ngứa đã đành, khi chúng bò trên người cũng khiến cho ta cảm thấy buồn và khó chịu.

Người khác đột nhiên cù cũng khiến cho ta cảm thấy buồn. Vì sao ta lại cảm thấy buồn và sau khi cảm thấy buồn lại hay cười? Có người cho rằng buồn là do các điểm đau bị kích thích nhè nhẹ gây nên. Chỉ cần kích thích nhè nhẹ, liên tục vào điểm đau, gây tín hiệu truyền lên đại não là ta cảm thấy buồn, sau đó phát cười lên.

Vì sao tự mình cù sẽ không cảm thấy buồn cười?

Nhưng ngày nay, nhiều nhà khoa học đã đưa ra cách giải thích mới đối với hiện tượng buồn và phát cười này. Họ cho rằng, cù là một tác động nhẹ, có nhịp điệu lên da. Cảm giác của đại não đối với động tác này giống như là sắp rơi vào một sự nguy hiểm nào đó.

Ví dụ sự nguy hiểm này giống như là có một con trùng độc hại, thậm chủ là một con rắn độc đang bò trên da. Một khi phát hiện được thực ra sự việc không phải là như thế thì phản xạ lo sợ tức thời trong đại não bị mất đi, do đó sẽ cảm thấy yên tâm và bỗng cười oà lên.

Cù càng nhiều thì cảm giác sợ hãi ban đầu càng mạnh, tiếng cười sau đó càng to, càng dài.

Vậy vì sao khi tự cù lên, người lại không cảm thấy buồn? Đó là vì tự cù thì trong ý thức đã biết trước, tức là đã có sự chuẩn bị. Khi đại não phát lệch cho tay cù thì đồng thời cũng phát tín hiệu không có cảm giác nguy hiểm. Đã biết trước không có gì nguy hiểm thì thần kinh sẽ không cùng thẳng nữa, cho nên cũng không gây cười.

Post a Comment Blogger

 
Top