Trong bóng đá, ta thường thấy những pha cầu thủ đánh bóng hoặc ghi bàn bằng đầu rất đẹp. Có người hỏi: với quả bóng tốc độ nhanh, lực va chạm rất mạnh, việc cầu thủ đánh đầu liệu có làm cho đại não bị chấn động mạnh không? Có thể khẳng định hậu quả đáng sợ đó hầu như không xảy ra.
Đó là vì bên ngoài đại não có một vỏ xương sọ rất cứng, gồm xương đỉnh đầu, xương trán, xương thái dương, xương chẩm và xương gấy cấu tạo nên. Nói chung cầu thủ thường dùng xương trán để đánh đầu. Xương trán là bộ phận dây nhất, cứng nhất trong hộp xương sọ. Nó có thể chịu đựng được lực va chạm rất mạnh.
Hơn nữa, quả bóng đá được làm bằng các mảnh da mềm, trong đó còn có hơi, nên nó có độ đàn hồi nhất định. Ngoài ra, khi cầu thủ đánh đầu một cách chủ động thì toàn bộ khung xương và các cơ bắp đều ở trạng thái căng lên cao độ, đặc biệt là xương và cơ bắp ở vùng trấn, giữ được một độ cùng cứng hài hòa, có tác dụng đàn hồi nhất định.
Do đó, có thể thấy, từ cấu tạo của hộp xương sọ cho đến sinh lý vận động mà nói, khi quả bóng từ xa bay đến với tốc độ nhanh, lực lớn, cầu thủ nhảy cao dùng đầu đánh bóng sẽ không gây ra nguy hại gì cho não.
Nhưng cũng cần phải nói thêm, với một người ở trạng thái hoàn toàn không chuẩn bị, nếu có một quả bóng từ xa bay đến với tốc độ nhanh đập trực tiếp vào đầu, vì cơ bắp không kịp đàn hồi nên có khả năng sẽ gây ra sự chấn động mạnh mẽ đối với não; nghiêm trọng hơn, có thể khiến cho tổ chức của não bị tổn thương, dẫn đến những hậu quả không tốt.
Home
»
dùng đầu đánh bóng
»
não
»
Tin tức y học
»
Y Học - Đời Sống
»
Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
» Việc dùng đầu đánh bóng có làm não bị chấn động không?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment Blogger Facebook