Các bộ phận khác nhau của đại não đều có chức năng riêng, có bộ phận quản lý thị giác, bộ phận quản lý thính giác, bộ phận quản lý tiếng nói, bộ phận quản lý tư duy..
Sự hoạt động hài hòa giữa các bộ phận này sẽ khống chế toàn bộ cuộc sống của chúng ta. Năm 1861, nhà giải phẫu thần kinh của Pháp Bulopka chẩn đoán và điều trị cho một bệnh nhân nói khó khăn.
Bệnh nhân này có thể nghe hiểu được, cơ quan phát âm không có bệnh gì nhưng ngoài âm "tan" ra không thể nói được một âm nào khác.
Sáu ngày sau, bệnh nhân bị chết. Kết quả giải phẫu não chứng tỏ phần não bên trái trấn bị tổn thương nghiêm trọng. Bulopka nghiên cứu tiếp 8 bệnh nhân tương tự và đều nhận được kết quả như nhau.
Khu vực này về sau được gọi là "khu vực Bulopka". Mấy năm sau, một bác sĩ người Áo tên là Venik đã phát hiện một dạng trở ngại về tiếng nói khác. Bệnh nhân này có thể phát âm rõ ràng các từ đơn, ngữ pháp không sai nhưng giọng nói rất ngọng, không ai nghe rõ được.
Loại bệnh này do vị trí ở trấn của đại não (khu Venik) bị tổn thương. Hai khu vực này là khu vực chính của tiếng nói.
Sự tìm hiểu về chức năng vùng trấn của đại não là một sự kiện bất ngờ tương tự. Giữa thế kỷ 19, khi nước Mỹ xây dựng đường sắt với quy mô lớn, ở Porment (miền Đông bắc Mỹ) có một công nhân đường sắt tên là Keyci.
Bẩm sinh anh ta hiền lành, vui tính, hay giúp đỡ người khác.
Một hôm, khi dùng thanh sắt để tra thuốc nổ, không may một đốm lửa bất ngờ rơi vào làm thuốc nổ tung. Lúc đó, đầu Keyci đang hơi nghiêng, tiếng nổ hất thanh sắt thúc lên bên trái trán, hướng sang bên trái đầu, làm cho xương sọ phía trước bị thương nghiêm trọng.
Keyci hôn mê. Điều làm cho người ta ngạc nhiên là sau khi tỉnh dậy, anh ta vẫn không mất cảm giác và vận động bình thường. Nhưng dần dần, tính cách anh ta thay đổi rất rõ.
Keyci trở thành người ngạo mạn, ngang tàng, cô độc, không quan tâm đến ai, hành vi rất quái dị. Tính cách này được giữ mãi cho đến cuối đời. Bệnh tình đó khiến các nhà khoa học nghi ngờ rằng, phần não vùng trán có liên quan mật thiết với tính cách và năng lực tư duy của con người.
Giữa thế kỷ 20, các bác sĩ thường dùng phương pháp cắt bỏ khu hải mã (một khu vực trong não có hình giống hải mã) và khu não lân cận để chữa chứng động kinh.
Năm 1953, bác sĩ Monthúliú người Canada làm phẫu thuật này cho một bệnh nhân 27 tuổi, quả nhiên chữa được bệnh động kinh, nhưng đồng thời lại gây nên một hậu quả nặng nề khác.
Đó là tuy bệnh nhân vẫn giữ được trí nhớ như trước khi phẫu thuật, nhưng anh ta chỉ nhớ được trong một thời gian rất ngắn.
Ví dụ, sau khi nói chuyện với người khác, anh ta liền quên ngay, không thể nhớ nổi đã nói chuyện với ai; thậm chí anh ta không biết được mình đang ở đâu, vì sao lại ở đây. Anh ta hầu như mất hoàn toàn khái niệm về thời gian, không biết rõ mình bao nhiêu tuổi.
Vì vậy, anh ta chỉ có thể làm một số động tác đơn giản, tức thời và không làm được việc gì khác nữa. Tình hình đó kéo dài 28 năm (đến năm 1981) vẫn không có gì thay đổi. Rõ ràng trí nhớ của con người có liên quan mật thiết với khu hải mã.
Tương tự, nếu não chẩm bị tổn thương thị thị giác sẽ có vấn đề, khu vực não quản lý sự vận động nếu bị tổn thương sẽ gây trở ngại cho vận động.
Mấy năm gần đây, các nhà khoa học còn phát minh một kỹ thuật mới, có thể không cần mở hộp sọ, không cần gây tổn thương não mà vẫn có thể tiến hành nghiên cứu chức năng các khu vực khác của đại não.
Điều đó đã làm nhận thức sâu thêm về chức năng của các khu vực. Kỹ thuật chụp cắt lớp bằng luồng chiếu điện tử dương (PET) chính là một trong những ứng dụng đó.
Như ta đã biết, tế bào thần kinh hoạt động càng mạnh thị lượng tiêu hao gluco càng nhiều. Kỹ thuật PET lợi dụng nguyên lý này, thông qua các hoạt thể để xác định tình hình hấp thu và đào thải đường gluco của các tế bào thần kinh, từ đó mà hiểu hoạt động của các khu vực đại não.
Các nghiên cứu cho thấy, các khu vực của đại não tuy có sự phân công khác nhau nhưng khi thực hiện một công năng nào đó thị phải có nhiều khu vực cùng tham gia. Các khu vực sẽ phối hợp với nhau để hoàn thành nhiều dạng công năng khác nhau. Công năng tiếng nói là một ví dụ có tính tiêu biểu.
Nhà nghiên cứu để cho người thí nghiệm tỉnh táo, vẫn nghe, nhìn, nói các đơn âm khác nhau, đồng thời dùng phương pháp PET để kiểm tra hoạt động của đại não.
Kết quả quan sát được khi nghe, nhìn và nói ở các khu vực không giống nhau. Đặc biệt, khi nói một động từ hay danh từ, hoạt động của não cũng khác.
Ở những người thạo hai ngôn ngữ, đối với những danh từ của hai ngôn ngữ cố cùng hàm nghĩa, khu vực não chứa hai thứ tiếng cũng khác nhau. Hơn nữa, tuy chức năng tiếng nói chủ yếu là do não trái khống chế, nhưng khu vực tương ứng của não phải cũng tham gia khống chế về độ cao thấp của giọng nói.
Vì vậy, một khi những khu vực này bị tổn thương thì chúng ta không thể diễn đạt tiếng nói một cách sinh động được.
Home
»
đại não
»
Tin tức y học
»
Y Học - Đời Sống
»
Y HỌC VÀ ĐỜI SỐNG
» Các bộ phận của đại não được phân công như thế nào?
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Post a Comment Blogger Facebook